Một giấc ngủ ngon ban đêm có thể tạo ra sự khác biệt giữa một
ngày hiệu quả và một ngày không tốt. Hơn thế nữa, giấc ngủ ngon còn giúp cơ thể
chống lại bệnh tât và làm việc hiệu quả.
Tuy nhiên, hàng triệu người ở Việt Nam bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hàng đêm hoặc ngáy to làm ảnh hưởng giấc ngủ của người khác. Mất ngủ gây ảnh hưởng đến trí nhớ, sức đề kháng và khiến bạn phải cố gắng để tỉnh táo. Rối loạn giấc ngủ còn có thể gây ra rắc rối cho các mối quan hệ vợ chồng.
Tuy nhiên, hàng triệu người ở Việt Nam bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hàng đêm hoặc ngáy to làm ảnh hưởng giấc ngủ của người khác. Mất ngủ gây ảnh hưởng đến trí nhớ, sức đề kháng và khiến bạn phải cố gắng để tỉnh táo. Rối loạn giấc ngủ còn có thể gây ra rắc rối cho các mối quan hệ vợ chồng.
Rối loạn giấc ngủ có thể từ ngáy nhẹ đến nặng. Bệnh ngáy ngủ
nặng có thể là dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Có nhiều phương pháp
điều trị khác nhau cho từng bệnh lý. Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh
Viện FV, rất giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh nhân bị rối
loạn giấc ngủ. Phác đồ điều trị bao gồm:
Phương pháp đo đa ký giấc ngủ (Polysomnography):
Đa ký giấc ngủ (PSG) hay còn gọi là đo giấc ngủ. Đa ký giấc
ngủ dựa trên các thăm dò chức năng được sử dụng phổ biến nhất trong chẩn đoán hội
chứng ngưng thở khi ngủ. Phương pháp này thường được xem là tiêu chuẩn để chẩn
đoán chứng ngưng thở khi ngủ, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và đánh giá
các rối loạn giấc ngủ khác có thể có hoặc không có hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Đa ký giấc ngủ bao gồm ghi nhận đồng thời về nhiều thông số
sinh lý của bệnh nhân trong lúc ngủ và khi tỉnh táo. Đa ký giấc ngủ có thể trực
tiếp theo dõi và đếm số lần gặp các sự cố về hô hấp (chẳng hạn như tắc, trung
ương hoặc phối hợp cả hai), đồng thời cũng theo dõi tình trạng giảm ô-xy trong
máu liên quan đến vấn đề hô hấp hoặc không liên quan đến hô hấp.
Thông thường, chỉ cần làm thực hiện đa ký giấc một đêm cũng
đủ để xác định liệu bệnh nhân có mắc chứng ngưng thở khi ngủ hay không cũng như
mức độ của rối loạn. Tuy nhiên, cũng có sự khác nhau giữa các đêm đối với những
bệnh nhân có xác xuất bị ngưng thở khi ngủ cao nhưng chỉ số ngưng thở thấp.
Ngoài ra, các thiết bị phòng thí nghiệm, máy đo chỉ số và mức độ tin cậy cũng
đóng vai trò trong sự khác nhau này. Nhiều tài liệu cũng cho thấy chỉ số đa ký
giấc ngủ có thể khác nhau khi đo bởi các phòng thí nghiệm khác nhau.
+ Phẫu thuật điều trị rối loạn giấc ngủ:
Nhóm các bác sĩ phẫu thuật của khoa Tai – Mũi – Họng sẽ phối
hợp với nhau để đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt cho từng bệnh nhân mắc hội
chứng ngưng thở khi ngủ hay các vấn đề về ngáy ngủ, bao gồm:
Hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng một cách toàn diện, bao gồm
cả đánh giá đường hô hấp
Phẫu thuật mũi: phẫu
thuật chỉnh vách ngăn, chỉnh hình cuốn mũi, tái tạo van mũi, loại bỏ khối u,
polyp mũi.
Phẫu thuật khẩu cái: cắt
amidan, đốt màn hầu bằng điện tần số vô tuyến, cấy ghép màn hầu
Phẫu thuật cuống lưỡi: cắt
amidan lưỡi, cắt một phần giữa lưỡi, đốt đáy lưỡi bằng điện tần số vô tuyến, phẫu
thuật đẩy lưỡi ra phía trước, phẫu thuật chữ U, khâu treo lưỡi.
Các phẫu thuật khác: phẫu
thuật đẩy xương hàm ra phía trước, mở khí quản, phẫu thuật chỉnh hình lưỡi gà,
màn hầu, họng, các thiết bị
nâng đỡ làm rộng khoang miệng, họng.
Đội ngũ chuyên gia
Bác sĩ Nguyễn Trương Khương, bác sĩ Lý Xuân Quang,
và bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng sẽ chẩn đoán chính xác cho bệnh nhân mắc chứng
ngưng thở khi ngủ để giúp họ giải tỏa căng thẳng và những tác hại về bệnh lý nội
khoa và cá nhân do những rối loạn này gây ra. Là thành viên của nhóm chuyên gia
phẫu thuật điều trị chứng ngủ ngáy và rối loạn giấc ngủ, các bác sĩ sẽ phối hợp
chặt chẽ cùng với các bác sĩ thần kinh và bác sĩ chuyên khoa phổi để đảm bảo rằng
các lựa chọn điều trị được thảo luận kỹ lưỡng trước khi cân nhắc và thảo luận đến
lựa chọn can thiệp bằng phẫu thuật chữa trị chứng ngủ ngày và ngưng thở khi ngủ.
Xem thêm tại bệnh viện FV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét