Một loại protein trong sữa
làm giảm đáng kể sự phát triển các tế bào ung thư đại tràng theo thời gian bằng
cách kéo dài chu kỳ tế bào trước khi các nhiễm sắc thể được nhân lên.
Tác
giả nghiên cứu chính, giáo sư Stina Oredsson ở ĐH Lund, Thụy Điển cho biết điều
trị bằng Lfcin4-14 làm giảm tổn thương ADN trong các tế bào ung thư đại tràng
bị phơi nhiễm với tia cực tím.
GS
Oredsson cho biết: “Trước đây chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng kéo dài chu kỳ
tế bào ở các tế bào ung thư đại tràng là kết quả của điều trị bằng Lfcin4-14 và
có thể mang đến cho các tế bào thêm thời gian hồi phục ADN. Thực tế, tổn thương
gây ra do tia cực tím đã giảm ở các tế bào ung thư đại tràng được điều trị bằng
Lfcin4-14 so với nhóm chứng. Sự khác nhau này là nhỏ song cũng khá rõ rệt”.
Để hiểu rõ cơ chế mà
Lfcin4-14 làm giảm tổn thương ADN, các nhà nghiên cứu đánh giá nồng độ của một
số protein có liên quan trong quá trình tiến triển chu kỳ tế bào, tổn thương
ADN và tế bào chết.
Kết quả cho thấy tăng flap
endonuclease-1, một protein liên quan với tổng hợp ADN; giảm tế bào b lympho- 2
liên quan đến protein X vốn liên quan với tế bào chết và giảm nồng độ H2AX biểu
hiện tổn thương ADN hiệu quả hơn.
Tác giả nghiên cứu kết
luận: “Những thay đổi này ủng hộ giả thuyết của chúng tôi rằng điều trị bằng
Lfcin4-14 dẫn đến tăng phục hồi ADN và các tác dụng của Lfcin4-14 trong kéo dài
chu kỳ tế bào có thể góp phần trong phòng ngừa bệnh ung thư đại tràng.”
Nghiên
cứu này được công bố trên tờ Dairy Science.
Theo An ninh Thủ đô/UPI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét