Chữa trị viêm xoang dùng cây bông ngũ sắc


Hoa ngũ sắc hay còn gọi là hoa cứt lợn. Tuy có tên khó nghe và cũng không phải "của hiếm" loại cây này lại là vị thuốc quý trong điều trị viêm xoang. Thảo dược có tác dụng chống viêm, chống phù nề, dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

Ở Việt Nam, khoảng 20% người dân bị viêm xoang. Bệnh khởi phát dưới ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, độ ẩm, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ địa... và rất hay tái phát. Việc điều trị thường kéo dài 3-6 tháng, thậm chí có người phải điều trị nhiều năm liên tục với những thuốc Tây y đắt tiền. Mỗi đợt thuốc có thể tốn hàng triệu đồng khiến nhiều bệnh nhân không "theo" được.

Những chia sẻ dưới đây của thạc sĩ Phạm Bích Đào sẽ giúp người bệnh viêm xoang có thêm một giải pháp chữa bệnh từ cây hoa cứt lợn.

Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides). Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng.
Chữa trị viêm xoang dùng cây bông ngũ sắc


Hoa ngũ sắc có tác dụng chống viêm, rất tốt với bệnh nhân viêm xoang.
Người sử dụng thường hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính.

Cách dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm xoang: chọn cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.

Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và được hướng dẫn cách thực hiện khi tự dùng thuốc ở nhà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét