Những nhận thức sai lầm về ung thư

Một số ý tưởng phổ biến về ung thư bắt đầu và lan rộng, mặc dù sai về mặt khoa học, nhưng dường như nhiều người lại cho rằng nó có lý, đặc biệt khi những ý tưởng này lại có gốc rễ từ những lý thuyết cũ.

Những tư tưởng sai lạc về ung thư có thể dẫn đến những lo lắng không cần thiết thậm chí cản trở quá trình ngăn ngừa ung thư hiệu quả và các quyết định điều trị đúng đắn. Bài viết này cung cấp những thông tin mới nhất dựa trên cơ sở khoa học về những lời đồn hoang đường và nhận thức sai lầm về ung thư thường gặp.

Những nhận thức sai lầm về ung thư

Phát hiện nem Huế có chất bảo quản gây ung thư

Bệnh viện Pháp Việt: Kết quả xét nghiệm do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện cho thấy mẫu nem Huế gia truyền của một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở quận 12 (TPHCM) có chứa Benzoat với hàm lượng 4.636 mg/kg và Sorbat với hàm lượng 437 mg/kg.

Xét nghiệm này được thực hiện ngày 14/3 vừa qua. 

Căn cứ Thông tư 27/2012/TT-BYT của Bộ Y tế, Sorbat không có trong danh mục được phép dùng trong thực phẩm. Riêng Benzoat được phép dùng trong thực phẩm nhưng với hàm lượng 1.000 mg/kg. Hiện Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm TPHCM đang tiến hành thanh tra doanh nghiệp nói trên, đồng thời lấy mẫu nem Huế gia truyền xét nghiệm để có cơ sở pháp lý xử phạt.
Theo TS Phan Thế Đồng, nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Benzoat dùng trong thực phẩm nhằm chống sự phát triển của các loại vi khuẩn để bảo quản được lâu. Tuy nhiên, sử dụng quá hàm lượng (nhất là trẻ em) sẽ gây phù thận. Dùng trong thời gian lâu dài có nguy cơ bị ung thư. Đối với Sorbat, chất này khử trùng rất mạnh với nấm men, nấm mốc.
Theo Trần Ngọc
Pháp luật TPHCM

Viêm amidan ở trẻ và cách nhận biết

Viêm amidan làm trẻ hô hấp khó khăn, thậm chí có thể gây hội chứng ngừng thở khi ngủ. Vì vậy các phụ huynh cần tìm hiểu kĩ về căn bệnh này để nhận biết và xem xét có nên quyết định cắt amidan cho trẻ hay không?

Bệnh hay gặp ở trẻ em

Viêm amidan là bệnh hay gặp ở trẻ em ở độ tuổi đi học. Amidan được coi là ổ viêm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trẻ em, nhất là gây ra các bệnh về đường hô hấp và có tác giả còn coi amidan là nguyên nhân hay gây ra các rối loạn toàn thân khác nhau cho trẻ em như: biếng ăn, chậm phát triển trí tuệ, đái dầm…Vì vậy, trong đa số trường hợp khi bị viêm amidan nhiều lần, người ta khuyên nên phẫu thuật cắt bỏ tổ chức này.

Cần nhớ rằng, amidan là tên gọi chung cho một số tổ chức nằm ở vị trí ngã ba giữa đường thở và đường ăn ở phía cuối vòm họng. Loại amidan thường hay gây viêm là amidan khẩu cái. Amidan khẩu cái là nơi tích tụ tổ chức limphô lớn nhất nằm ở hai mặt bên của họng và có thể nhìn thấy khi há to miệng.

Một hệ thống amidan thứ hai được gọi là amidan lưỡi nằm ở phía trong cùng (đáy) của lưỡi. Hệ thống amidan thứ ba là amidan họng, khi bị viêm thường gọi là viêm V.A (viết tắt của chữ tiếng Pháp Végetation adénoide). V.A nằm ở phía thành sau, trên cao nhất của họng. Cùng với amidan lưỡi, VA, amidan vòi, amidan khẩu cái tạo thành vòng có tên gọi là vòng Waldeyer có cùng nguồn gốc và cùng chức năng.

Amidan và VA nằm ở ngã ba đường ăn và đường thở, là nơi tiếp xúc đầu tiên với các loại vi khuẩn và các chất kháng nguyên có mặt trong thức ăn và không khí khi hít vào, do đó nó rất dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn. Khi đứa trẻ mới sinh ra, amidan có kích thước rất nhỏ. Từ 1 - 6 tuổi amidan to dần do kết quả của sự hoạt động miễn dịch. Bình thường luôn tồn tại sự cân bằng giữa hệ vi khuẩn của tổ chức amidan và sự đáp ứng miễn dịch tại chỗ của chúng. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ bởi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus dẫn đến quá phát tổ chức limphô và ứ đọng những mảnh hoại tử, lúc đó sẽ dẫn đến viêm amidan mạn tính và phì đại do tăng số lượng các nang limphô.

Các dấu hiệu của viêm amidan

Các dấu hiệu về amidan quá phát có thể nhận biết từ rất sớm do ảnh hưởng đến chức năng thở của trẻ. Nếu thấy trẻ có ngủ ngáy cần cho trẻ đi khám amidan, vì nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ bị các cơn ngừng thở khi ngủ. Cần phải đặc biệt lưu ý nếu trẻ ngủ ngáy to, thở bằng mồm mãn tính, hay thức giấc trong đêm, mệt mỏi, đái dầm, học lực kém…

Amidan quá phát cũng gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành giọng nói hoặc cách phát âm của trẻ. Nếu trẻ phát âm như giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm cần phải khám amidan ngay. Amidan quá to có thể làm trẻ nuốt vướng, khó ăn, ăn uống chậm chạp hàng giờ mới xong bữa cơm. Thậm chí viêm amidan cũng gây ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai dẫn đến bị điếc.

Trẻ bị quá phát amidan thường có hơi thở hôi, ho về đêm, ho khan kéo dài. Trẻ luôn có cảm giác khó chịu, rát họng hoặc cảm giác vướng mắc như có dị vật ở họng hoặc nhói đau khi nuốt. Trẻ thường tái diễn các đợt viêm nhiễm cấp amidan nhiều lần trong năm. Khi đó cần đưa trẻ đến các bệnh viện để khám thực thể và làm các xét nghiệm cần thiết. Các thầy thuốc sẽ có chỉ định cần thiết để điều trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan, nạo VA cho trẻ. Phẫu thuật cắt amidan phải được tiến hành ở các cơ sở y tế có thẩm quyền chuyên môn và đầy đủ phương tiện cấp cứu, vì dễ gây nguy hiểm cho bệnh nhân như: chảy máu, nhiễm trùng…


 Theo benh vien fv 

Kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư vú

Phương pháp kiểm tra hơi thở được thực hiện chỉ trong 10 phút và có khả năng phát hiện ung thư vú với độ chính xác tương đương chụp nhũ ảnh bằng tia X-quang.


Kiểm tra được thực hiện bằng thiết bị mang tên BreathLink do một công ty Mỹ chế tạo. Người dùng chỉ cần thở vào một dụng cụ phân tích hơi thở trong 2 phút. Không khí sau đó được đưa vào máy phân tích để xác định nồng độ hóa chất và phát hiện dấu hiệu bệnh ung thư. Thiết bị này hiện đã sẵn sàng đưa vào sử dụng tại châu Âu.

Kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư vú
Phương pháp mới giúp giảm nhu cầu chụp nhũ ảnh nhiều khi không thật cần thiết, hạn chế tiếp xúc với bức xạ và tâm lý ngại ngùng ở nhiều phụ nữ. Ảnh: newsallthetime.com.
Trong nghiên cứu đăng trên tập san PloS ONE, các nhà khoa học cho biết độ chính xác của kiểm tra này tương đương với phát hiện tổn thương trong tuyến vú bằng hình ảnh X-quang. Nhờ vậy, nó có thể giảm thiểu nhu cầu chụp nhũ ảnh đôi lúc không thật cần thiết, hạn chế tình trạng tiếp xúc với bức xạ cũng như tâm lý ngại ngùng ở nhiều phụ nữ khi thực hiện kiểm tra ở bệnh viện.

Giáo sư Michael Phillips (ĐH Y khoa New York) là người đưa ra sáng kiến về phương pháp mới phát biểu: “Nếu kiểm tra cho kết quả âm tính, có tới 99,9% bạn không bị ung thư vú. Các bác sĩ và bệnh nhân có thể thảo luận để quyết định có cần thực hiện chụp nhũ ảnh hay không”.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh vẫn cần nhiều nghiên cứu quy mô hơn trước khi phương pháp này trở thành lựa chọn đầu tiên trong xét nghiệm chẩn đoán ung thư vú. “Tôi tin trong tương lai không xa, kiểm tra hơi thở sẽ được thực hiện trên toàn cầu trong việc phát hiện nhiều bệnh, cả ung thư lẫn bệnh truyền nhiễm. Hy vọng nó sẽ trở thành một kiểm tra quan trọng như xét nghiệm máu hay nước tiểu”, ông nói thêm.

Còn theo Martin Ledwick đến từ Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh quốc, đây là thử nghiệm mới mở đầu cho một ý tưởng thú vị. Ông đồng ý rằng nên có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn về phương pháp trên đồng thời khuyến cáo phụ nữ nên quan tâm nhiều hơn tới cơ thể và tới gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ. Riêng tại Anh, mỗi năm có tới 50.000 phụ nữ mắc mới. Tuy vậy, số lượng phụ nữ thực hiện kiểm tra X-quang ngực ít nhất 3 năm một lần ngày một giảm do tâm lý e ngại cùng sự nghi ngờ khả năng phân biệt giữa khối u ác với u lành trên phim X-quang.
Phương pháp kiểm tra hơi thở này được đưa ra với hy vọng sẽ khuyến khích nhiều phụ nữ chủ động kiểm tra phát hiện sớm ung thư vú để có thể điều trị kịp thời.
Thu Hiền (Theo Dailynewse)

Người đàn ông ung thư đạp xe 30.000 km

Bị ung thư, ông Derek Boocock (57 tuổi) vẫn miệt mài đạp xe qua 28 quốc gia để khám phá thế giới và truyền cảm hứng sống cho những người không may mắn.

Sau khi đạp xe qua hàng loạt nước châu Âu, châu Á, tháng 2 vừa qua, ông Dereck Boocock đã tới Việt Nam, đặt chân đến khắp các tỉnh miền Tây Bắc, thăm Điện Biên Phủ. Ông dự định dành 2 tháng để đạp xe xuyên Việt trên đường Hồ Chí Minh và mong muốn đến các bệnh viện chia sẻ kinh nghiệm sống với những bệnh nhân.
Từ năm 14 tuổi, cậu thiếu niên Derek Boocock (Vương quốc Anh) đã mang căn bệnh ung thư xương và phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật, thay một đoạn xương. Khi đó, bác sĩ nói Derek chỉ có thể đi lại bằng nạng. Khi chân dần hồi phục, Derek đã tập đi. Sau hơn một năm, cậu tham gia cuộc đi bộ marathon của thành phố khiến nhiều người bất ngờ.

Gia đình nghèo nên đến năm 21 tuổi, Derek gia nhập quân đội Hoàng gia Anh với mong muốn được đi nhiều nước trên thế giới mà không mất chi phí. Quả thật, anh đã được đi khắp châu Âu, Mỹ, Canada trong thời gian 9 năm quân ngũ. Trong một lần huấn luyện, Derek bị ngã gãy bàn chân phải, vết thương khá nghiêm trọng khiến anh phải phẫu thuật.

Sau khi mổ, bác sĩ yêu cầu anh ra khỏi quân đội vì sức khỏe yếu, nhưng chỉ sau 3 tháng tập luyện Derek lại đủ sức tham gia một cuộc đi bộ marathon nên bác sĩ cho anh tiếp tục ở trong quân đội. "Khi mọi người nói rằng không thể làm được việc gì, tôi lại càng muốn chứng tỏ mình làm được", Derek tâm sự.
Ra khỏi quân đội, Derek trở thành người dạy kỹ năng sống cho trẻ em bằng những kinh nghiệm học được trong quân đội và từ việc rèn luyện thể thao, đạp xe hàng ngày. Năm 2005, Derek bất ngờ phát hiện bị ung thu tien liet tuyen khi 49 tuổi và lại phải hóa trị trong vòng một năm.

Đến năm 2007, căn bệnh tái phát và di căn lên phổi khiến ông phải xạ trị để ngăn bệnh. Cùng thời gian đó, người vợ yêu quý của ông, bà Caroline Boocock, bị ung thư vú. Bà phải điều trị dài ngày và qua đời vào năm 2009. "Lúc đó, tôi chìm sâu vào nỗi tuyệt vọng, nỗi đau về thể xác và tinh thần. Tôi đã có nhiều suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống khi nhìn thấy người thân ra đi", Derek chia sẻ.

Khi căn bệnh ung thư ngày càng nặng, tàn phá cơ thể và di căn lên não, Chính phủ không trả tiền chữa trị cho Derek nữa. Ông đành vay mượn, cầm cố nhà cửa để chi trả phí điều trị 21.000 bảng Anh. Năm 2012, căn bệnh ung thư tiền liệt, phổi tái phát, Derek không nói được, thị lực giảm, rụng răng... Derek từ chối điều trị bệnh vì cơ thể ông đã bị tàn phá nặng nề vì hóa trị.
Người đàn ông ung thư đạp xe 30.000 km
Ông Derek đã đạp xe qua 28 quốc gia trong 18 tháng. Ảnh: NVCC.


"Bác sĩ cho biết tôi chỉ sống được thêm 12 đến 18 tháng nữa, ông hỏi tôi muốn làm gì và tôi trả lời là muốn đạp xe trên xa lộ Pamir ở Trung Á, đây là cung đường đẹp mà bất kỳ người đạp xe nào cũng muốn đến", Derek kể. 

Chỉ có 3 tuần quyết định và chuẩn bị cho chuyến đi, Derek Boocock bán nhà, ôtô để trả nợ, đồ dùng trong gia đình được ông chuyển đến quỹ từ thiện. Ông chỉ còn 5.000 bảng để trang trải cho chuyến đi dự định trong 2 năm. Ông mua một chiếc xe đạp thể thao giá 1.000 bảng và mang theo hành lý nặng khoảng 70 kg với đủ đồ dùng nấu nướng, quần áo, lều trại... Hai con trai của ông đang sống ở Anh và Mỹ rất lo lắng cho hành trình của bố nhưng cũng không ngăn cản vì mong cha thực hiện được ước mơ của mình.

Khởi hành từ tháng 11/2012, người đàn ông đạp xe xuyên qua Pháp, Tây Ban Nha, Ma-rốc, miền tây Sahara, Mauritania, Senegal. Ở Senegal, Derek bị cướp hết hành lý, hộ chiếu và tiền, ông phải trở về Anh làm lại hộ chiếu. Bắt đầu lại hành trình ở London vào ngày 30/3/2013, Derek đạp xe qua các nước châu Âu như Bỉ, Pháp, Luxembourg, Đức, Thụy Sĩ, Liechtenstein, Áo, Hungary, Slovakia, Rumani, Bulgaria, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ.

Từ đây, ông đạp xe đến châu Á qua Gruzia, Azerbaijan, Armenia, Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan. Tại Kyrgyzstan, ông thỏa ý nguyện được đạp xe trên xa lộ Pamir. Sau đó, ông đi máy bay đến Trung Quốc, đạp xe từ phía bắc đến phía nam Trung Quốc đại lục và sang Việt Nam. Đến nay, ông đã đạp xe qua quãng đường dài khoảng 30.000 km.

Derek kể, trên hành trình của mình, ông đã được thưởng ngoạn nhiều cảnh đẹp, gặp nhiều người thú vị ở nhiều quốc gia. Song ông cũng gặp không ít nguy hiểm như lần gặp cướp ở châu Phi hay khi ôtô đâm phải ở Kyrgyzstan khiến ông bị thương vào đầu còn chiếc xe đạp hỏng nặng. May mắn là ông được người thân của tài xế đưa về nhà chăm sóc đến khi bình phục, chủ hãng xe đạp cũng tài trợ một chiếc xe đạp mới để ông tiếp tục hành trình.
Derek từng phải đạp xe rất vất vả qua sa mạc Sahara không một bóng người trong 2 ngày, hay chịu đựng thời tiết lạnh -25 độ C tại Kyrgyzstan, nắng nóng ở Thổ Nhĩ Kỳ... Ông cũng có những trải nghiệm khó quên như được ở một mình trong lâu đài rất đẹp bỏ hoang ở thung lũng Ma-rốc.

Bệnh nặng song Dereck duy trì đạp xe khoảng 100 km mỗi ngày trên đường bằng. Ông chi phí chỉ khoảng 5 USD một ngày cho ăn uống, thường xuyên cắm trại ngủ trên đường hoặc ngủ nhờ bạn bè trên khắp thế giới qua trang Couch Surfing. "Tôi thích đạp xe trên những ngọn núi cao vì muốn chinh phục thử thách và có thể nhìn phong cảnh rất đẹp bên dưới", người đàn ông tới từ nước Anh trải lòng.

Trong chặng đường ban đầu, Dereck không cho ai biết mình mắc bệnh hiểm nghèo. Sau đó gặp nhiều con người với hoàn cảnh khác nhau, một số người thiếu niềm tin vào cuộc sống nên ông quyết định chia sẻ câu chuyện của mình. Dereck lập trang web Derek's Bike Trip để chia sẻ trải nghiệm và tình yêu cuộc sống với những người ông gặp trên đường.

"Đừng tin vào những gì người khác nói, những khuyến cáo về các vùng đất nguy hiểm như các nước Trung Á hay cả Việt Nam. Tôi thấy những nơi đó rất yên bình, thoải mái. Hãy tin vào mình, tin tưởng là mình sẽ thành công", Dereck nói.

Dereck cho biết rất ấn tượng với người dân Việt Nam thân thiện, cởi mở. Khi đạp xe qua một gia đình người dân tộc ở Tây Bắc, Dereck ngỏ ý muốn cắm lều ngoài vườn, chủ nhà không cho ông ngủ bên ngoài và ra hiệu vào trong nhà ngủ, họ tiếp đãi ông ăn uống miễn phí.

Sau khi rời Việt Nam, ông dự kiến sẽ tiếp tục tới Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, rồi bay đến Canada, đạp xe tiếp đến Mỹ...


"Bạn nhìn thấy khó khăn và hay than phiền, bạn hãy nghĩ là thế giới rất đẹp, hãy sống với nó đến hơi thở cuối cùng", Dereck cho biết. Ông rất lạc quan và không bao giờ nghĩ đến cái chết. Ông vẫn mạnh khỏe và mong muốn tiếp tục hành trình của mình trong thời gian dài.