Đau cột sống lưng ở nam giới



Đau cột sống lưng là bệnh thường gặp ở mọi người sau tuổi 30, đặc biệt là Nam giới. Khi đó, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động trong sinh hoạt và thể thao, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ có thể bị giảm đáng kể. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ mất xương và loãng xương ở nam giới.

Nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng

Nguyên nhân hay gặp là chấn thương cơ, dây chằng cột sống, thoái hóa khớp và đĩa đệm,…
Trong đó, thoái hóa cột sống là nguyên nhân thường gặp nhất, với đại diện là các biến đổi thoái hóa mạn tính, tại các đốt sống xuất hiện các gai xương. Các gai xương sẽ chèn ép vào các rễ dây thần kinh, và gây đau.

Nhưng tại sao mất xương lại liên quan tới đau cột sống lưng? Vì nếu bạn bị mất xương thì hoạt động hàng ngày có thể làm xương của bạn không còn là trụ đỡ tốt, làm tăng sức đè, chèn ép, xương khớp dễ bị tổn thương, vỡ, gãy..làm đau cột sống lưng.

Biểu hiện dễ nhận biết khi có quá trình mất xương và loãng xương

Đau lưng (cột sống): Đau thắt ngang cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.

Các biểu hiện khác

Đau nhức xương: Đau nhức các đầu xương, đau nhức mỏi dọc các xương dài, đau nhức như châm chích toàn thân, đau tăng về đêm và nghỉ ngơi không hết.

Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún.

Toàn thân thường gặp là có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ), thường ra mồ hôi.

Cần làm gì để tránh xa tình trạng đau cột sống thắt lưng

Mọi người vẫn chấp nhận quá trình thoái hóa xương khớp song hành với tuổi tác. Tuổi càng cao, ảnh hưởng của thoái hóa càng lớn, tình trạng đau càng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp bằng các biện pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị sớm tình trạng này, trong đó có tình trạng thoái hóa cột sống gây đau lưng. Cụ thể là:

Giúp xương luôn chắc khỏe, hạn chế tình trạng mất xương và loãng xương.

Quá trình mất xương ở cả nam và nữ thường xảy ra sau tuổi 30. Tuy nhiên, ở nữ giới, quá trình mất xương thường xảy ra nhanh hơn ở một số thời điểm như trong quá trình sinh con, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Trước đây, người ta cho rằng, nam giới bị loãng xương thường chậm hơn và xảy ra ít hơn do nam giới có khối lượng xương đỉnh nhiều hơn, nội tiết của nam ổn định hơn và tuổi thọ của Nam giới cũng thấp hơn nữ giới nên các cụ ông chưa kịp phát hiện tình trạng loãng xương.
 
Xem thêm tại Bệnh viện FV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét